KHI NÀO BẠN CẦN NHỔ RĂNG KHÔN ?
Nhổ răng là việc loại bỏ răng khỏi ổ răng trong xương Nếu răng bị mẻ hoặc bị tổn thương do sâu răng, nha sĩ sẽ cố gắng khắc phục tình trạng này bằng cách trám răng, sử dụng mão răng hoặc các biện pháp điều trị khác. Tuy nhiên, đôi khi, răng bị tổn thương quá nặng và không thể phục hồi. Trong trường hợp này, răng cần phải được nhổ bỏ. Với một chiếc răng rất lung lay và khó tránh khỏi bị rụng thì cũng cần được nhổ bỏ, ngay cả bằng phẫu thuật thay thế xương (ghép xương). Dưới đây là một số lý do khác mà bạn cần thực hiện nhổ răng:
KHI NÀO CẦN NHỔ RĂNG KHÔN?
Nhổ răng khôn là chỉ định bắt buộc khi răng khôn gây biến chứng, tại vị trí của nó hoặc gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh- Răng khôn mọc lệch, mọc ngang đâm vào răng số 7
- Răng khôn mọc ngầm, hủy hoại xương và răng xung quanh
- Răng khôn mọc thẳng nhưng bị nhiễm bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy…
- Răng khôn gây đọng dắt thức ăn
PHƯƠNG PHÁP NHỔ RĂNG TẠI Nha Khoa Phố Cổ
2 phương pháp chính- Nhổ răng thông thường bằng kìm và bẩy
- Nhổ răng bằng máy siêu âm piezotome
- Sử dụng máy phẫu thuật siêu âm làm giảm lượng sưng nề, khít hàm và cường độ đau sau 24h phẫu thuật.
- Ưu điểm chính của kỹ thuật này là cắt chính xác, có chọn lọc, tránh tổn thương gây ra do nhiệt, rất ít làm tổn thương cấu trúc mô mềm, giảm chảy máu trong quá trình phẫu thuật.
- Quá trình cắt răng và mở xương: Những ca phẫu thuật răng khôn hàm dưới khó, ống răng dưới nằm sát chân răng khôn việc lên kế hoạch phẫu thuật răng khôn và cắt xương bằng máy phẫu thuật siêu âm làm giảm tối đa nguy cơ tổn thương thần kinh và mạch máu.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHỔ RĂNG
- Bước 1: Bác sĩ khám, tư vấn cho bệnh nhận
- Bươc 2: Chụp X-quang, kiểm tra mạch nhiệt độ huyết áp
- Bước 3: Dựa trên kết qua X-quang đưa ra kế hoạch cụ thể, tốt nhất cho bệnh nhân
- Bước 4: Tiến hành nhổ răng bằng dụng cụ vô khuẩn
- Bước 5: Kết thúc, dặn dò bệnh nhận sau nhổ